Chúng ta mua một chiếc xe, và thường xuyên điều khiển xe hoạt động hàng ngày cho nhiều mục đích khác nhau: Công việc, gia đình, du lịch....Và điều tối quan trọng nhất là sự an toàn của chúng ta khi ngồi trên xe. Sự an toàn khi điều khiển xe phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân đầu tiên phải nói đến đó là chiếc xe của chúng ta phải được đảm bảo một cách an toàn về hệ thống kỹ thuật cũng như chất lượng vận hành. Để đảm bảo được điều đó, chúng ta phải thực hiện bảo dưỡng hay sửa chữa theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Một thực tế cho thấy, hầu như đa số người đi xe ô tô đều không hiểu biết nhiều về xe cũng như việc bảo dưỡng xe. Bài viết này sẽ giới thiệu cho chúng ta biết cơ bản về chu kỳ & các hạng mục bảo dưỡng ô tô.
1. Các cấp độ bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
Các cấp độ bảo dưỡng định kỳ xe ô tô sẽ được nhà sản xuất khuyến cáo trong “Sách hướng dẫn sử dụng xe”. Và thông thường căn cứ vào số km (đọc ODO trên đồng hồ taplo) cũng như thời gian xe hoạt động, các hãng ô tô chia hoạt động bảo dưỡng định kỳ thành thành 04 cấp độ: bảo dưỡng nhỏ, bảo dưỡng trung bình, bảo dưỡng trung bình lớn và bảo dưỡng lớn.
Các cấp độ bảo dưỡng định kỳ xe ô tô của Toyota Việt Nam
Bảo dưỡng nhỏ: là các công việc cần thực hiện tại khi xe đạt số quãng đường hoạt động (ODO) là 5.000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km… (chu kỳ lặp lại sau mỗi 10.000 km cho lần bảo dưỡng tiếp theo)
Bảo dưỡng trung bình: các công việc kiểm tra, điều chỉnh, thay thế được thực hiện tại các số km xe đã chạy được là 10.000 km, 30.000 km, 50.000 km…(chu kỳ lặp lại sau mỗi 20.000 km cho lần bảo dưỡng tiếp theo)
Bảo dưỡng cấp trung bình lớn: các công việc thực hiện tại số km xe đã chạy được 20.000 km, 60.000 km, 100.000 km…(chu kỳ lặp lại sau mỗi 40.000 km xe chạy cho lần bảo dưỡng tiếp theo).
Bảo dưỡng lớn: đây là cấp bảo dưỡng lớn nhất của ô tô kể từ khi khách hàng mua xe mới và bắt đầu sử dụng, ở cấp độ bảo dưỡng này việc thay thể các chi tiết phụ tùng bảo dưỡng và vật tư là nhiều nhất, các hạng mục công việc cũng được thực hiện nhiều nhất. Giai đoạn thực hiện bảo dưỡng cấp lớn là 40.000 km, 80.000 km, 120.000 km … (chu kỳ lặp lại sau mỗi 40.000 km cho lần bảo dưỡng tiếp theo).
Ở mỗi cấp bảo dưỡng các hãng cũng sẽ quy định số đầu mục công việc phải thực hiện kiểm tra, điều chỉnh hoặc thay thế khác nhau. Danh mục bảo dưỡng này cũng khác nhau giữa các dòng xe trong cùng một hãng. Vì thế, khi đi làm dịch vụ tại các xưởng hãy yêu cầu nhân viên tư vấn dịch vụ giải thích chi tiết về danh mục các công việc sẽ được thực hiện bảo dưỡng trên xe của bạn trước khi tiến hành.
2. Các hạng mục bảo dưỡng chính
Cấu tạo chung của ô tô được tạo thành từ nhiều cơ cấu và hệ thống khác nhau, mỗi hệ thống cũng có một chức năng và điều kiện làm việc riêng. Do vậy, việc bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũng được xây dựng dựa trên các hệ thống cấu thành này.
a. Động cơ: Động cơ là nguồn phát động lực cho toàn bộ các hoạt động của xe ô tô. Nếu động cơ không được thực hiện bảo dưỡng đúng định kỳ thì máy sẽ bì, mất công suất và tiêu hao nhiên liệu. Các chi tiết cần kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế đúng định kỳ trên động cơ bao gồm nhớt máy, lọc nhớt máy, lọc gió, dây curoa cam, dây đai dẫn động, nước làm mát.
b. Hệ thống phanh: Phanh là một trong những hệ thống quan trọng ảnh hưởng đến tính năng an toàn của xe khi lưu thông. Các hạng mục bảo dưỡng phanh bao gồm dầu phanh, má phanh, guốc phanh (phanh tang trống)…
c. Hệ thống lái: Hệ thống lái có chức năng dẫn hướng cho ô tô. Sau một thời gian hoạt động cũng cần phải kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết liên quan như dầu trợ lực (đối với lái thủy lực), kiểm tra hiện tượng rò rỉ dầu thước lái, cao su chụp bụi láp, lốp và áp suất lốp xe.
d. Hệ thống điện: Thường xuyên kiểm tra tình trạng bình ắc quy để chắc chắn xe vẫn còn khả năng khởi động tốt và đảm bảo ổn định điện áp cung cấp cho các thiết bị khác. Đối với bugi thực hiện việc thay thể sau mỗi 40.000 km với bugi thường hoặc 100.000 km với bugi cực là platinum hoặc Iridium. Máy phát điện và máy khởi động cũng cần được bảo dưỡng sau mỗi 80.000 km xe hoạt động.
e. Hệ thống gạt mưa: Để đảm bảo hiệu quả gạt sạch nước khi trời mưa hoặc phun nước rửa kính, cần lưu ý khi sử dụng nước rửa kính phải đúng loại không sử dụng xà bông, nước rửa bát … để pha vào nước (vì các hóa chất trong các dung dịch này có thể nhanh làm lão hóa lưỡi chổi gạt mưa và có thể để lại màng loang trên bề mặt kính gây ra hiệu ứng phản quang khi đi vào trời tối) mà phải sử dụng các loại nước rửa kính đã được pha sẵn bởi các nhà sản xuất uy tín. Chổi gạt mưa cũng cần được kiểm tra thường, khi chổi đã bị lão hóa, mòn hoặc nứt cũng cần thay thế ngay.
f. Hệ thống chiếu sáng & đèn: việc xe phải hoạt động vào ban đêm, khi trời tối thì hệ thống chiếu sáng, tín hiệu có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt các đèn chiếu sáng như đèn pha, cốt, đèn soi biển sổ, đèn xi nhan… Nếu các đèn này bị cháy khi xe lưu thông trên đường vào buổi tối chúng ta có thể bị phạt lỗi vi phạm an toàn giao thông.
g. Hệ thống truyền lực: Hệ thống truyền lực trên ô tô bao gồm ly hợp (hộp số sàn), hộp số, trục truyền động … đối với hộp số việc kiểm tra và thay dầu đúng định kỳ cũng rất quan trọng, chất lượng của dầu hộp số ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và độ trơn chu của xe. Mỡ bôi trơn tại các khớp các đăng của trục truyền động cũng phải được kiểm tra thường xuyên, với các trục truyền công suất lớn có vú mỡ cần phải bơm bổ sung định kỳ.
h. Kiểm tra gầm xe: Quá trình bảo dưỡng cũng cần phải kiểm tra tình trạng toàn bộ ốc gầm xe, các đường ống dẫn dầu, xăng, tình trạng các rô tuyn, khâu khớp, gối đỡ cao su.
k. Hệ thống đèn cảnh báo: Đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo giúp cho người lái có thể nhận biết một cách tốt nhất tình trạng hoạt động của chiếc xe, thông thường khi xe đang hoạt động tốt thì sau khi nổ máy và đang lưu thông trên đường thì tất cả các đèn cảnh báo đều tắt, nếu một trong số các đèn báo bật sáng thì hệ thống đó đang gặp sự cố, cần kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn cho hoạt động. Ngoài ra trên đồng hồ taplo cũng có các đồng hồ, đèn chỉ thị đo các thông số khác như nhiệt độ động cơ, mức nhiên liệu … để người lái có thể biết và chủ động xử lý phù hợp.
Ô TÔ NGỌC HÀ trân trọng giới thiệu dịch vụ Bảo dưỡng - Sửa chữa ô tô du lịch. Với đội ngũ kỹ thuật lành nghề, chuyên môn cao cùng hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật ngày càng khắt khe và hiện đại của các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Ngoài ra, Ô TÔ NGỌC HÀ cũng lả đại lý phân phối các sản phẩm phụ tùng chính hãng, phục vụ đầy đủ cho khách hàng có nhu cầu thay thế phụ tùng ô tô. |
Chúng ta mua một chiếc xe, và thường xuyên điều khiển xe hoạt động hàng ngày cho nhiều mục đích khác nhau: Công việc, gia đình, du lịch....Và điều tối quan trọng nhất là sự an toàn của chúng ta khi ngồi trên xe. Sự an toàn khi điều khiển xe phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân đầu tiên phải nói đến đó là chiếc xe của chúng ta phải được đảm bảo một cách an toàn về hệ thống kỹ thuật cũng như chất lượng vận hành. Để đảm bảo được điều đó, chúng ta phải thực hiện bảo dưỡng hay sửa chữa theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Một thực tế cho thấy, hầu như đa số người đi xe ô tô đều không hiểu biết nhiều về xe cũng như việc bảo dưỡng xe. Bài viết này sẽ giới thiệu cho chúng ta biết cơ bản về chu kỳ & các hạng mục bảo dưỡng ô tô.
1. Các cấp độ bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
Các cấp độ bảo dưỡng định kỳ xe ô tô sẽ được nhà sản xuất khuyến cáo trong “Sách hướng dẫn sử dụng xe”. Và thông thường căn cứ vào số km (đọc ODO trên đồng hồ taplo) cũng như thời gian xe hoạt động, các hãng ô tô chia hoạt động bảo dưỡng định kỳ thành thành 04 cấp độ: bảo dưỡng nhỏ, bảo dưỡng trung bình, bảo dưỡng trung bình lớn và bảo dưỡng lớn.
Các cấp độ bảo dưỡng định kỳ xe ô tô của Toyota Việt Nam
Bảo dưỡng nhỏ: là các công việc cần thực hiện tại khi xe đạt số quãng đường hoạt động (ODO) là 5.000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km… (chu kỳ lặp lại sau mỗi 10.000 km cho lần bảo dưỡng tiếp theo)
Bảo dưỡng trung bình: các công việc kiểm tra, điều chỉnh, thay thế được thực hiện tại các số km xe đã chạy được là 10.000 km, 30.000 km, 50.000 km…(chu kỳ lặp lại sau mỗi 20.000 km cho lần bảo dưỡng tiếp theo)
Bảo dưỡng cấp trung bình lớn: các công việc thực hiện tại số km xe đã chạy được 20.000 km, 60.000 km, 100.000 km…(chu kỳ lặp lại sau mỗi 40.000 km xe chạy cho lần bảo dưỡng tiếp theo).
Bảo dưỡng lớn: đây là cấp bảo dưỡng lớn nhất của ô tô kể từ khi khách hàng mua xe mới và bắt đầu sử dụng, ở cấp độ bảo dưỡng này việc thay thể các chi tiết phụ tùng bảo dưỡng và vật tư là nhiều nhất, các hạng mục công việc cũng được thực hiện nhiều nhất. Giai đoạn thực hiện bảo dưỡng cấp lớn là 40.000 km, 80.000 km, 120.000 km … (chu kỳ lặp lại sau mỗi 40.000 km cho lần bảo dưỡng tiếp theo).
Ở mỗi cấp bảo dưỡng các hãng cũng sẽ quy định số đầu mục công việc phải thực hiện kiểm tra, điều chỉnh hoặc thay thế khác nhau. Danh mục bảo dưỡng này cũng khác nhau giữa các dòng xe trong cùng một hãng. Vì thế, khi đi làm dịch vụ tại các xưởng hãy yêu cầu nhân viên tư vấn dịch vụ giải thích chi tiết về danh mục các công việc sẽ được thực hiện bảo dưỡng trên xe của bạn trước khi tiến hành.
2. Các hạng mục bảo dưỡng chính
Cấu tạo chung của ô tô được tạo thành từ nhiều cơ cấu và hệ thống khác nhau, mỗi hệ thống cũng có một chức năng và điều kiện làm việc riêng. Do vậy, việc bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũng được xây dựng dựa trên các hệ thống cấu thành này.
a. Động cơ: Động cơ là nguồn phát động lực cho toàn bộ các hoạt động của xe ô tô. Nếu động cơ không được thực hiện bảo dưỡng đúng định kỳ thì máy sẽ bì, mất công suất và tiêu hao nhiên liệu. Các chi tiết cần kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế đúng định kỳ trên động cơ bao gồm nhớt máy, lọc nhớt máy, lọc gió, dây curoa cam, dây đai dẫn động, nước làm mát.
b. Hệ thống phanh: Phanh là một trong những hệ thống quan trọng ảnh hưởng đến tính năng an toàn của xe khi lưu thông. Các hạng mục bảo dưỡng phanh bao gồm dầu phanh, má phanh, guốc phanh (phanh tang trống)…
c. Hệ thống lái: Hệ thống lái có chức năng dẫn hướng cho ô tô. Sau một thời gian hoạt động cũng cần phải kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết liên quan như dầu trợ lực (đối với lái thủy lực), kiểm tra hiện tượng rò rỉ dầu thước lái, cao su chụp bụi láp, lốp và áp suất lốp xe.
d. Hệ thống điện: Thường xuyên kiểm tra tình trạng bình ắc quy để chắc chắn xe vẫn còn khả năng khởi động tốt và đảm bảo ổn định điện áp cung cấp cho các thiết bị khác. Đối với bugi thực hiện việc thay thể sau mỗi 40.000 km với bugi thường hoặc 100.000 km với bugi cực là platinum hoặc Iridium. Máy phát điện và máy khởi động cũng cần được bảo dưỡng sau mỗi 80.000 km xe hoạt động.
e. Hệ thống gạt mưa: Để đảm bảo hiệu quả gạt sạch nước khi trời mưa hoặc phun nước rửa kính, cần lưu ý khi sử dụng nước rửa kính phải đúng loại không sử dụng xà bông, nước rửa bát … để pha vào nước (vì các hóa chất trong các dung dịch này có thể nhanh làm lão hóa lưỡi chổi gạt mưa và có thể để lại màng loang trên bề mặt kính gây ra hiệu ứng phản quang khi đi vào trời tối) mà phải sử dụng các loại nước rửa kính đã được pha sẵn bởi các nhà sản xuất uy tín. Chổi gạt mưa cũng cần được kiểm tra thường, khi chổi đã bị lão hóa, mòn hoặc nứt cũng cần thay thế ngay.
f. Hệ thống chiếu sáng & đèn: việc xe phải hoạt động vào ban đêm, khi trời tối thì hệ thống chiếu sáng, tín hiệu có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt các đèn chiếu sáng như đèn pha, cốt, đèn soi biển sổ, đèn xi nhan… Nếu các đèn này bị cháy khi xe lưu thông trên đường vào buổi tối chúng ta có thể bị phạt lỗi vi phạm an toàn giao thông.
g. Hệ thống truyền lực: Hệ thống truyền lực trên ô tô bao gồm ly hợp (hộp số sàn), hộp số, trục truyền động … đối với hộp số việc kiểm tra và thay dầu đúng định kỳ cũng rất quan trọng, chất lượng của dầu hộp số ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và độ trơn chu của xe. Mỡ bôi trơn tại các khớp các đăng của trục truyền động cũng phải được kiểm tra thường xuyên, với các trục truyền công suất lớn có vú mỡ cần phải bơm bổ sung định kỳ.
h. Kiểm tra gầm xe: Quá trình bảo dưỡng cũng cần phải kiểm tra tình trạng toàn bộ ốc gầm xe, các đường ống dẫn dầu, xăng, tình trạng các rô tuyn, khâu khớp, gối đỡ cao su.
k. Hệ thống đèn cảnh báo: Đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo giúp cho người lái có thể nhận biết một cách tốt nhất tình trạng hoạt động của chiếc xe, thông thường khi xe đang hoạt động tốt thì sau khi nổ máy và đang lưu thông trên đường thì tất cả các đèn cảnh báo đều tắt, nếu một trong số các đèn báo bật sáng thì hệ thống đó đang gặp sự cố, cần kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn cho hoạt động. Ngoài ra trên đồng hồ taplo cũng có các đồng hồ, đèn chỉ thị đo các thông số khác như nhiệt độ động cơ, mức nhiên liệu … để người lái có thể biết và chủ động xử lý phù hợp.
Ô TÔ NGỌC HÀ trân trọng giới thiệu dịch vụ Bảo dưỡng - Sửa chữa ô tô du lịch. Với đội ngũ kỹ thuật lành nghề, chuyên môn cao cùng hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật ngày càng khắt khe và hiện đại của các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Ngoài ra, Ô TÔ NGỌC HÀ cũng lả đại lý phân phối các sản phẩm phụ tùng chính hãng, phục vụ đầy đủ cho khách hàng có nhu cầu thay thế phụ tùng ô tô. |
Giấy phép kinh doanh (GPKD): số 2900597329 – Ngày cấp 16/02/2004
Nơi cấp: Sở KH-ĐT tỉnh Nghệ An
Mã số thuế (MST): 2900597329
CÔNG TY TNHH NGỌC HÀ
Số 9, Mai Hắc Đế, Tp Vinh, Nghệ An.
Đang truy cập: 0 - Truy cập trong tháng: 0 - Tổng truy cập: 0