Không sử dụng thường xuyên khi xe vận hành, hệ thống phanh dừng (phanh tay) ít được quan tâm bảo dưỡng nên thường bị kẹt cứng.
Tài xế sử dụng phanh dừng khi đỗ và không muốn xe trôi tự do. Lúc gần như tất cả các hệ thống ở trạng thái nghỉ ngơi thì phanh dừng làm việc. So với hệ thống phanh chính (phanh chân), phanh dừng chịu tải ít hơn nhưng thời gian làm việc kéo dài vài tiếng, vài ngày, thậm chí cả tháng.
Ở xe con, phanh dừng được coi là hệ thống phanh dự phòng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Nó là phương án cuối cùng khi hệ thống phanh chính lỗi, không hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế hệ thống này thiết kế gần như độc lập với phanh chính. Thường bố trí ở bánh sau nên khả năng giảm tốc của phanh dừng rất thấp. Trong một số tính huống làm dụng có thể làm quay xe.
Với xe sử dụng phanh tang trống bánh sau, cơ cấu phanh dừng thường kết hợp luôn với cơ cấu phanh phanh chính. Một đòn quay biến lực kéo cáp thành lực ép guốc phanh vào tang trống. Nếu bánh sau dùng cơ cấu phanh đĩa. Cơ cấu phanh dừng có nhiều kiểu hơn, có thể là loại kết hợp tận dụng luôn má và đĩa cơ cấu phanh chính, hoặc có thể là cơ cấu phanh tang trống ẩn trong đĩa phanh.Hệ thống phanh dừng truyền thống điều khiển bằng cần đặt giữa ghế lái và ghế phụ. Cần gắn trên cơ cấu cóc khóa hãm. Ở trạng thái làm việc, cần được kéo lên, lực truyền tới cơ cấu phanh bằng cáp.
Là hệ thống truyền động cơ khí thuần túy, nên rắc rối phổ biến của phanh dừng là kẹt cứng. Theo nhiều thợ sửa xe, phanh kẹt do cáp khô dầu, khớp cơ khí han rỉ vì oxy hóa hoặc lâu ngày phanh không sử dụng, má không bung được, kết quả là bánh bó cứng. Chính vì thiết kế độc lập, nên hệ thống phanh dừng ít được quan tâm bảo dưỡng so với hệ thống khác. Kẹt phanh tay thường xuất hiện trên các xe đời cũ, các chi tiết đã bắt đầu có hiện tượng han rỉ, đặc biệt sau khi đi mưa.
Phanh dừng được xem là đạt yêu cầu khi có đủ khả năng giữ xe trên góc dốc từ 18 - 20 độ. Hiện tượng phanh không ăn đa phần do má bị mòn. Phanh dừng có tải làm việc nhẹ, nên người ta không đặt nặng vấn đề mòn. Điều quan trọng là vẫn còn đủ lớp ma sát cần thiết, còn hiện tượng phanh không ăn có thể khắc phục bằng cơ cấu cóc.
Không sử dụng thường xuyên khi xe vận hành, hệ thống phanh dừng (phanh tay) ít được quan tâm bảo dưỡng nên thường bị kẹt cứng.
Tài xế sử dụng phanh dừng khi đỗ và không muốn xe trôi tự do. Lúc gần như tất cả các hệ thống ở trạng thái nghỉ ngơi thì phanh dừng làm việc. So với hệ thống phanh chính (phanh chân), phanh dừng chịu tải ít hơn nhưng thời gian làm việc kéo dài vài tiếng, vài ngày, thậm chí cả tháng.
Ở xe con, phanh dừng được coi là hệ thống phanh dự phòng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Nó là phương án cuối cùng khi hệ thống phanh chính lỗi, không hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế hệ thống này thiết kế gần như độc lập với phanh chính. Thường bố trí ở bánh sau nên khả năng giảm tốc của phanh dừng rất thấp. Trong một số tính huống làm dụng có thể làm quay xe.
Với xe sử dụng phanh tang trống bánh sau, cơ cấu phanh dừng thường kết hợp luôn với cơ cấu phanh phanh chính. Một đòn quay biến lực kéo cáp thành lực ép guốc phanh vào tang trống. Nếu bánh sau dùng cơ cấu phanh đĩa. Cơ cấu phanh dừng có nhiều kiểu hơn, có thể là loại kết hợp tận dụng luôn má và đĩa cơ cấu phanh chính, hoặc có thể là cơ cấu phanh tang trống ẩn trong đĩa phanh.Hệ thống phanh dừng truyền thống điều khiển bằng cần đặt giữa ghế lái và ghế phụ. Cần gắn trên cơ cấu cóc khóa hãm. Ở trạng thái làm việc, cần được kéo lên, lực truyền tới cơ cấu phanh bằng cáp.
Là hệ thống truyền động cơ khí thuần túy, nên rắc rối phổ biến của phanh dừng là kẹt cứng. Theo nhiều thợ sửa xe, phanh kẹt do cáp khô dầu, khớp cơ khí han rỉ vì oxy hóa hoặc lâu ngày phanh không sử dụng, má không bung được, kết quả là bánh bó cứng. Chính vì thiết kế độc lập, nên hệ thống phanh dừng ít được quan tâm bảo dưỡng so với hệ thống khác. Kẹt phanh tay thường xuất hiện trên các xe đời cũ, các chi tiết đã bắt đầu có hiện tượng han rỉ, đặc biệt sau khi đi mưa.
Phanh dừng được xem là đạt yêu cầu khi có đủ khả năng giữ xe trên góc dốc từ 18 - 20 độ. Hiện tượng phanh không ăn đa phần do má bị mòn. Phanh dừng có tải làm việc nhẹ, nên người ta không đặt nặng vấn đề mòn. Điều quan trọng là vẫn còn đủ lớp ma sát cần thiết, còn hiện tượng phanh không ăn có thể khắc phục bằng cơ cấu cóc.
Giấy phép kinh doanh (GPKD): số 2900597329 – Ngày cấp 16/02/2004
Nơi cấp: Sở KH-ĐT tỉnh Nghệ An
Mã số thuế (MST): 2900597329
CÔNG TY TNHH NGỌC HÀ
Số 9, Mai Hắc Đế, Tp Vinh, Nghệ An.
Đang truy cập: 0 - Truy cập trong tháng: 0 - Tổng truy cập: 0