Nếu đã từng xem qua những chiếc xe đua bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vô số ống kim loại từ cabin, phía dưới gầm, khoang động cơ, khoang hành lý… Tất cả hệ thống khung kim loại này được gọi là thanh giằng với chức năng làm tăng độ vững chắc của thân xe và triệt tiêu những rung lắc gây hại cho khung xe trong quá trình vận hành.
Hình mô phỏng các thanh giằng được gắn trên xe – Ảnh: Ultraracing |
Thân xe kết nối với các bánh xe thông qua hệ thống treo mà cụ thể là 4 giảm sóc tại 4 bánh xe. Khi chịu tác động từ mặt đường, hoặc tiếp nhận sự điều khiển đột ngột từ hệ thống lái, 4 giảm sóc này di chuyển riêng biệt với nhau. Có những trường hợp chúng tạo ra lực tác dụng trái chiều nhau, làm cho khung xe bị uốn cong hay vặn mình, gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Các thanh giằng cân bằng sẽ kết nối các đỉnh của hệ thống giảm sóc, hoặc giữa các vị trí quan trọng cần phải cường lực của thân xe.
Mỗi loại thanh giằng đều có chức năng và cách lắp đặt khác nhau. Dưới đây là những loại thanh giằng phổ biến nhất, đã được sử dụng trên một số dòng xe ở Việt Nam.
1. Thanh giằng trước (Front strut bar) và thanh giằng dưới (Lower arm bar)
Trước khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua – Ảnh: Gosafety |
Thanh giằng trước thường kết nối 2 đỉnh giảm xóc hai bên với nhau. Một trong những nhiệm vụ của thanh giằng trước là chia đều lực tác động cho hai bánh xe. Khi vào cua gấp, lực tác động sẽ dồn vào một bên và bên còn lại sẽ có xu hướng nảy lên, tạo ra hiện tượng rất nguy hiểm là lật xe.
Nhưng nếu sử dụng thanh giằng trước, việc một bên giật nảy lên là rất khó do đã được nối liền với bên còn lại. Ngoài ra, thanh giằng trước còn hạn chế hiện tượng văng bánh sau (Oversteer) khi vào cua. Hiện tượng này thường xảy ra với các xe dẫn động cầu sau. Thanh giằng trước sẽ làm cho phần đầu xe vững hơn, gắn kết chắc chắn hơn với thân xe và giảm bớt phần biến dạng giữa thân trước và thân sau.
Thanh giằng trước chỉ liên kết hai đỉnh đầu phuộc và kết nối phía trên ở hai bên. Tuy nhiên, phần phía dưới bao gồm các bộ phận quan trọng như các tay đòn, trục lái vẫn rất hay bị biến dạng do phải vào cua gấp, thay đổi biên độ đột ngột do mặt đường…
Do đó, thanh giằng dưới ra đời nhằm gia cố độ chắc chắn cho hệ thống treo, nhất là phần phía dưới trục bánh xe. Thanh chống lắc còn giảm thiểu hiện tượng uốn cong khung xe, giảm biên độ biến dạng của các tay đòn và giúp cho xe vào cua tốt hơn ở tốc độ cao.
Sau khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua – Ảnh: Gosafety |
2. Thanh chống lắc trước (Anti-Roll Bar)
Trước khi gắn thanh chống lắc trước – Ảnh: Gosafety |
Tương tự như thanh giằng trước, thanh chống lắc cũng có nhiệm vụ là cân bằng lực tác động ở hai bên của xe, giúp cho 4 bánh xe luôn áp xuống mặt đường và hạn chế tối đa khả năng lật xe. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa thanh chống lắc và thanh giằng dưới chính là cách lắp đặt. Nếu như thanh giằng dưới kết nối hệ thống treo ở hai bên thì thanh chống lắc lại được kết nối vào phía dưới của hai giảm xóc.
Sau khi gắn thanh chống lắc trước – Ảnh: Gosafety |
3. Thanh cố định (Fender bar )
Trước khi lắp thanh cố định – Ảnh: Gosafety |
Phần khung xe phía trước thường được thiết kế để chịu những tác động theo phương thẳng đứng thông qua hai giảm xóc. Tuy nhiên, có những trường hợp phần đầu thân xe không chỉ tác động theo phương thẳng đứng. Chằng hạn như khi tăng tốc hay thắng gấp, phần đầu thân xe có xu hướng dãn ra hay nén lại. Hoặc là khi cua gấp, đi qua đường gồ ghề… khung xe gần như bị uốn cong hoặc xóc mạnh. Do đó, thanh cố định ra đời để làm cho phần khung xe phía trước cứng cáp hơn và chịu các lực tác động theo duy nhất phương thằng đứng thông qua giảm sóc.
Sau khi lắp thanh cố định – Ảnh: Gosafety |
4. Thanh chống dưới khung gầm (Side Lower Bar)
Trước khi lắp thanh chống dưới gầm – Ảnh: Gosafety |
Trên các đoạn đường xấu, khung gầm trung tâm thường bị ép cong với các mức độ khác nhau bởi việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau. Khi lắp thanh chống dưới khung gầm sẽ ổn định được việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau, đồng thời cũng giảm thiểu thiệt hại từ các tác động bên.
Sau khi lắp thanh chống dưới gầm – Ảnh: Gosafety |
Hiện nay các loại thanh giằng xe hơi đã được bán tại Việt Nam và đã có mặt tại Ô TÔ NGỌC HÀ.
Với những chiếc xe thường xuyên được sử dụng trong đô thị thì số tiền trên là không cần thiết. Nhưng nếu bạn thường xuyên có những chuyến đi xa hoặc thường xuyên chạy xe ở tốc độ cao, thì bạn nên trang bị chúng để cải thiện khả năng vận hành cho chiếc xe của mình.l
Nếu đã từng xem qua những chiếc xe đua bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vô số ống kim loại từ cabin, phía dưới gầm, khoang động cơ, khoang hành lý… Tất cả hệ thống khung kim loại này được gọi là thanh giằng với chức năng làm tăng độ vững chắc của thân xe và triệt tiêu những rung lắc gây hại cho khung xe trong quá trình vận hành.
Hình mô phỏng các thanh giằng được gắn trên xe – Ảnh: Ultraracing |
Thân xe kết nối với các bánh xe thông qua hệ thống treo mà cụ thể là 4 giảm sóc tại 4 bánh xe. Khi chịu tác động từ mặt đường, hoặc tiếp nhận sự điều khiển đột ngột từ hệ thống lái, 4 giảm sóc này di chuyển riêng biệt với nhau. Có những trường hợp chúng tạo ra lực tác dụng trái chiều nhau, làm cho khung xe bị uốn cong hay vặn mình, gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Các thanh giằng cân bằng sẽ kết nối các đỉnh của hệ thống giảm sóc, hoặc giữa các vị trí quan trọng cần phải cường lực của thân xe.
Mỗi loại thanh giằng đều có chức năng và cách lắp đặt khác nhau. Dưới đây là những loại thanh giằng phổ biến nhất, đã được sử dụng trên một số dòng xe ở Việt Nam.
1. Thanh giằng trước (Front strut bar) và thanh giằng dưới (Lower arm bar)
Trước khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua – Ảnh: Gosafety |
Thanh giằng trước thường kết nối 2 đỉnh giảm xóc hai bên với nhau. Một trong những nhiệm vụ của thanh giằng trước là chia đều lực tác động cho hai bánh xe. Khi vào cua gấp, lực tác động sẽ dồn vào một bên và bên còn lại sẽ có xu hướng nảy lên, tạo ra hiện tượng rất nguy hiểm là lật xe.
Nhưng nếu sử dụng thanh giằng trước, việc một bên giật nảy lên là rất khó do đã được nối liền với bên còn lại. Ngoài ra, thanh giằng trước còn hạn chế hiện tượng văng bánh sau (Oversteer) khi vào cua. Hiện tượng này thường xảy ra với các xe dẫn động cầu sau. Thanh giằng trước sẽ làm cho phần đầu xe vững hơn, gắn kết chắc chắn hơn với thân xe và giảm bớt phần biến dạng giữa thân trước và thân sau.
Thanh giằng trước chỉ liên kết hai đỉnh đầu phuộc và kết nối phía trên ở hai bên. Tuy nhiên, phần phía dưới bao gồm các bộ phận quan trọng như các tay đòn, trục lái vẫn rất hay bị biến dạng do phải vào cua gấp, thay đổi biên độ đột ngột do mặt đường…
Do đó, thanh giằng dưới ra đời nhằm gia cố độ chắc chắn cho hệ thống treo, nhất là phần phía dưới trục bánh xe. Thanh chống lắc còn giảm thiểu hiện tượng uốn cong khung xe, giảm biên độ biến dạng của các tay đòn và giúp cho xe vào cua tốt hơn ở tốc độ cao.
Sau khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua – Ảnh: Gosafety |
2. Thanh chống lắc trước (Anti-Roll Bar)
Trước khi gắn thanh chống lắc trước – Ảnh: Gosafety |
Tương tự như thanh giằng trước, thanh chống lắc cũng có nhiệm vụ là cân bằng lực tác động ở hai bên của xe, giúp cho 4 bánh xe luôn áp xuống mặt đường và hạn chế tối đa khả năng lật xe. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa thanh chống lắc và thanh giằng dưới chính là cách lắp đặt. Nếu như thanh giằng dưới kết nối hệ thống treo ở hai bên thì thanh chống lắc lại được kết nối vào phía dưới của hai giảm xóc.
Sau khi gắn thanh chống lắc trước – Ảnh: Gosafety |
3. Thanh cố định (Fender bar )
Trước khi lắp thanh cố định – Ảnh: Gosafety |
Phần khung xe phía trước thường được thiết kế để chịu những tác động theo phương thẳng đứng thông qua hai giảm xóc. Tuy nhiên, có những trường hợp phần đầu thân xe không chỉ tác động theo phương thẳng đứng. Chằng hạn như khi tăng tốc hay thắng gấp, phần đầu thân xe có xu hướng dãn ra hay nén lại. Hoặc là khi cua gấp, đi qua đường gồ ghề… khung xe gần như bị uốn cong hoặc xóc mạnh. Do đó, thanh cố định ra đời để làm cho phần khung xe phía trước cứng cáp hơn và chịu các lực tác động theo duy nhất phương thằng đứng thông qua giảm sóc.
Sau khi lắp thanh cố định – Ảnh: Gosafety |
4. Thanh chống dưới khung gầm (Side Lower Bar)
Trước khi lắp thanh chống dưới gầm – Ảnh: Gosafety |
Trên các đoạn đường xấu, khung gầm trung tâm thường bị ép cong với các mức độ khác nhau bởi việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau. Khi lắp thanh chống dưới khung gầm sẽ ổn định được việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau, đồng thời cũng giảm thiểu thiệt hại từ các tác động bên.
Sau khi lắp thanh chống dưới gầm – Ảnh: Gosafety |
Hiện nay các loại thanh giằng xe hơi đã được bán tại Việt Nam và đã có mặt tại Ô TÔ NGỌC HÀ.
Với những chiếc xe thường xuyên được sử dụng trong đô thị thì số tiền trên là không cần thiết. Nhưng nếu bạn thường xuyên có những chuyến đi xa hoặc thường xuyên chạy xe ở tốc độ cao, thì bạn nên trang bị chúng để cải thiện khả năng vận hành cho chiếc xe của mình.l
Giấy phép kinh doanh (GPKD): số 2900597329 – Ngày cấp 16/02/2004
Nơi cấp: Sở KH-ĐT tỉnh Nghệ An
Mã số thuế (MST): 2900597329
CÔNG TY TNHH NGỌC HÀ
Số 9, Mai Hắc Đế, Tp Vinh, Nghệ An.
Đang truy cập: 0 - Truy cập trong tháng: 0 - Tổng truy cập: 0